Indonesia và Thái Lan ưu tiên cầu thủ nhập tịch là kiều bào

123b – Vì mục tiêu vươn tầm châu lục, đội tuyển Indonesia và Thái Lan đều bổ sung cầu thủ nhập tịch, nhưng ưu tiên phải có nguồn gốc quốc gia.

Đội tuyển Indonesia và Thái Lan ưu tiên cầu thủ có nguồn gốc quốc gia - Ảnh 1.

Ở Asian Cup 2023, đội tuyển Indonesia sử dụng đội hình có 6/11 cầu thủ nhập tịch là Ivar Jenner, Jordi Amat, Ivar Jenner, Justin Hubner, Sandy Walsh và Shayne Pattynama – Ảnh: AFC

Trong 4 năm qua, đội tuyển Indonesia đã tăng chất lượng đội hình thông qua kế hoạch nhập tịch cầu thủ. Công tác này được Hiệp hội Bóng đá Indonesia (PSSI) triển khai mạnh mẽ dựa trên sự ủng hộ từ các cơ quan chính phủ.

Trong khi đó, đội tuyển Thái Lan đã thực hiện chính sách nhập tịch từ năm 2016. Điểm chung của Indonesia và Thái Lan khi thực hiện chính sách này là đều hướng tới mục tiêu hiện thực hóa giấc mơ World Cup.

Tuy nhiên, những cầu thủ nhập tịch của Indonesia và Thái Lan gần như bắt buộc phải có nguồn gốc quốc gia (kiều bào).

Tháng 11-2021, bóng đá Indonesia nổi cộm lên vấn đề của cầu thủ người Hà Lan nhập tịch Indonesia Marc Klok. Khi đó, HLV Shin Tae Yong đã thúc đẩy quá trình nhập tịch cho tiền vệ này cùng một số ngoại binh (đều không có nguồn gốc Indonesia).

Nhưng khi thủ tục nhập tịch hoàn tất, Marc Klok chưa đủ “thời gian sống trên lãnh thổ” theo quy định của FIFA nên đã không đủ tư cách thi đấu quốc tế cho đội tuyển Indonesia. Sự việc khiến người hâm mộ nước này phẫn nộ với cách làm việc vội vã của PSSI.

Đội tuyển Indonesia và Thái Lan ưu tiên cầu thủ có nguồn gốc quốc gia - Ảnh 2.

Marc Klok từng là trụ cột đội tuyển Indonesia trong thời gian ngắn – Ảnh: HARITSAH ALMUDATSIR/JAWA POS

Điều này đã khiến ông Zainudin Amali – bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Indonesia – nổi giận, rồi đưa ra tuyên bố đanh thép để trở thành tiền đề cho chính sách kêu gọi những cầu thủ gốc Indonesia trở về cống hiến cho các đội tuyển quốc gia.

Khi đó, ông Zainudin Amali nói: “Điều kiện là cầu thủ phải có nguồn gốc Indonesia từ ông bà hay bố mẹ. Chỉ khi điều này được xác nhận, chúng tôi sẽ xin nhập tịch cho cầu thủ để tất cả không rơi vào thế khó”.

Sau thời điểm này, Indonesia chỉ ưu tiên nhập tịch những cầu thủ chứng minh rõ ràng được nguồn gốc Indonesia. Trong đó có những trụ cột của đội tuyển hiện tại như Jay Idzes, Sandy Walsh, Justin Hubner, Thom Haye, Nathan Tjoe-A-On.

Ngày 19-9 vừa qua, trong cuộc họp với các cơ quan chính phủ, ông Erick Thohir – chủ tịch PSSI – khẳng định việc nhập tịch cầu thủ cho các đội tuyển Indonesia không phải chiến lược ngắn hạn nhằm đạt thành tích trước mắt.

Ông Erick Thohir cam kết với lãnh đạo các cơ quan chính phủ: “Chúng tôi muốn tập trung những tài năng xuất sắc nhất của Indonesia ở nước ngoài về củng cố cho các cấp đội tuyển quốc gia. Sự lựa chọn là những cầu thủ mang dòng máu Indonesia và không ai có thể nghi ngờ việc đó”.

Từ năm 2016, bóng đá Thái Lan đã bắt đầu kêu gọi tài năng bóng đá có nguồn gốc Thái Lan trở về thi đấu. Đây là một phần của chiến lược giấc mơ World Cup ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.

Khác với các nước Đông Nam Á khác, Thái Lan ngay từ đầu đã nhất quán quan điểm cầu thủ có nguồn gốc quốc gia và tạo cơ chế mở cửa ở giải vô địch quốc gia.

Indonesia và Thái Lan ưu tiên cầu thủ nhập tịch  là kiều bào - Ảnh 5.

Những cầu thủ Thái “kiều” giúp đội tuyển Thái Lan vượt trội hơn đội tuyển Việt Nam khi tranh chấp bóng trong lần đối đầu mới đây – Ảnh: HOÀNG TÙNG

Khoảng thời gian 2017 – 2019, đội tuyển Thái Lan chào đón những cầu thủ Thái “kiều” đầu tiên. Cụ thể là bắt đầu với Charyl Chappuis (Thụy Sĩ gốc Thái), Tristan Do (Pháp gốc Thái), sau đó mở rộng ra với danh sách gồm: Manuel Bihr, Philip Roller (Đức gốc Thái), Elias Dolah, Kevin Deeromram (Thụy Điển gốc Thái), Mika Chunuonsee (Xứ Wales gốc Thái), Nont Muangngam (Pháp gốc Thái).

Giấc mơ World Cup vẫn chưa thành, nhưng hiệu quả từ chính sách nhập tịch cầu thủ kiều bào thực sự mang lại một nét tươi mới cho các đội tuyển. Trong thời gian này, đội tuyển Thái Lan có những thời điểm chia thành 3 đội hình để tham dự các giải giao hữu, chính thức ở khu vực, châu lục.

Chính vì vậy, từ mùa giải 2022 – 2023, Thai League đã bổ sung thêm điều lệ cho phép các đội bóng đăng ký 6 suất cầu thủ gốc Thái Lan. Và điều này đang giúp các đội tuyển sở hữu một dàn cầu thủ gốc Thái đông đảo.

Hiện Thái Lan có những cái tên dưới 25 tuổi đã tập trung ở các cấp đội tuyển như: Nicholas Mickelson, Jonathan Khemdee (Đan Mạch, Thái Lan), William Weidersjo, Patrik Gustavsson, Anthonio Sanjairag (Thụy Điển gốc Thái), James Beresford, Ben Davis (Anh gốc Thái), Jakkapong Polmart (Ghana gốc Thái).

Đội tuyển Indonesia và Thái Lan ưu tiên cầu thủ có nguồn gốc quốc gia - Ảnh 4.

Đội tuyển Thái Lan sở hữu dàn cầu thủ Thái “kiều” có thể hình vượt trội đội tuyển Việt Nam – Ảnh: HOÀNG TÙNG

Đội tuyển Việt Nam từng thất bại với cầu thủ ngoại nhập tịch

Cuối năm 2007, Phan Văn Santos là cầu thủ ngoại nhập tịch đầu tiên của bóng đá Việt Nam và mở ra trào lưu nhập tịch ồ ạt của các ngoại binh sau đó.

Cũng trong quãng năm 2007 – 2009, đội tuyển Việt Nam từng cho gọi tập trung 4 cầu thủ Việt Nam gốc nước ngoài, lần lượt gồm: thủ môn Phan Văn Santos (2 lần ra sân), thủ môn Đinh Hoàng La, tiền đạo Đinh Hoàng Max và Huỳnh Keslsy Alves (đều có 1 lần ra sân).

Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó tạm dừng vì những lùm xùm từ chính các “ngoại binh” này trên sân cỏ lẫn vấn đề ngoài chuyên môn. Và cho đến nay, đội tuyển Việt Nam không gọi thêm bất kỳ cầu thủ Việt Nam gốc nước ngoài nào.

Dù đã có quốc tịch Việt Nam, nhưng tiền đạo Nguyễn Xuân Son (Rafaelson) chưa đủ điều kiện theo quy định của FIFA để khoác áo đội tuyển Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]
             
Tắt [X]